Câu 1 (0.5đ): Phong cách ngôn ngữ: Chính luận.
Câu 2 (0.5đ): Các thao tác lập luận trong văn bản: Giải thích, bình luận, chứng minh.
Câu 3 (1.0đ):
- Biện pháp tu từ: Câu hỏi tu từ.
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh thế hệ trẻ chủ động, dấn thân, không ngại khó khăn gian khổ để vượt qua giới hạn của bản thân.
+ Làm cho câu văn thêm sinh động, tăng giá trị biểu cảm.
Câu 4 (1.0đ):
- Ý kiến xác đáng, trí lí.
- Lí do: Người trẻ không có năng lực hành động sẽ không thể phát huy những thế mạnh của mình trong tương lai, phát triển bản thân như giao tiếp, CNTT, ...
Câu 1 (2.0đ): Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: Con đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay.
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn (0.25đ):
Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.25đ):
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Biến ý tưởng thành hành động.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận (0.5đ):
- Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:
+ Ý tưởng là những gì có trong suy nghĩ, hành động là việc biến ý tưởng thành thực tiễn.
+ Câu nói nhằm nhấn mạnh sự khó khăn trong việc thực hiện ý tưởng của bản thân; thành công luôn là hành trình dài, vì vậy phải biết kiên trì và làm đến cùng những ý tưởng; đồng thời nên nhìn nhận đúng đắn những khó khăn của bản thân và thời đại để ý tưởng không hoài phí; v.v..
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau (0.5đ):
- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận.
- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
- Trình bày rõ quan điểm hệ thống các ý.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng.
đ. Diễn đạt (0.25đ):
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.
e. Sáng tạo (0.25đ):
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Câu 2 (4.0đ): Cảm nhận về hình ảnh tuổi trẻ trong đoạn thơ sau, từ đó nhận xét về sự hi sinh cao cả của lớp thế hệ thanh niên ngày nay.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0.25đ):
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.5đ):
Cảm nhận hình ảnh của tuổi trẻ và vai trò của lớp trẻ ngày nay.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết (1.0đ):
- Xác định được các ý chính của bài viết.
- Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.
- Hình ảnh của tuổi trẻ: Đẹp, giàu sức sống, có cách nhìn đa chiều về tuổi trẻ với những khát khao và lý tưởng cống hiến.
- Nhận xét: Đó là lý tưởng cao đẹp, biết hi sinh, cống hiến sức trẻ của mình cho đất nước và quê hương.
* Nghệ thuật:
- Cách tạo hình độc đáo, sáng tạo.
- Sử dụng biện pháp tu từ so sánh linh hoạt.
- Cách sử dụng từ ngữ, lựa chọn hình ảnh giàu cảm xúc.
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau (1.5đ):
- Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm cá nhân.
- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng.
Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
đ. Diễn đạt (0.25đ):
Bảo đảm chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.
e. Sáng tạo (0.5đ):
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.