Câu 1 (0.5đ):
Các yếu tố hình thức của văn bản thông tin được thể hiện trong văn bản: nhan đề, đề mục, sapo, phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh).
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như đáp án: 0,5 điểm.
- Trả lời được 2 yếu tố hình thức đúng: 0.25 điểm.
- Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.
Câu 2 (0.5đ):
Thông tin chính mà văn bản đề cập đến: Valentina Tereshkova – người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ.
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như đáp án: 0,5 điểm
- Trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm
Lưu ý: HS có thể có cách diễn đạt khác, miễn là diễn đạt đúng ý vẫn cho điểm tối đa.
Câu 3 (1.0đ):
- Cách tổ chức thông tin trong văn bản: Tổ chức thông tin theo trình tự thời gian.
- Hiệu quả của cách tổ chức thông tin này:
+ Cho người đọc nắm được đặc điểm về hành trình cuộc đời và hành trình bay vào vũ trụ của Valentina Tereshkova: Từ cô công nhân trở thành một nhà du hành vũ trụ; từ khi bà chuẩn bị cho chuyến bay vào vũ trụ đến khi hoàn thành chuyến bay.
+ Cho chúng ta biết được một số thông tin về lịch sử bay vào vũ trụ của nữ giới kể từ lần đầu tiên của Valentina Tereshkova.
Hướng dẫn chấm:
- HS chỉ ra được cách tổ chức thông tin trong văn bản: 0.25 điểm.
- HS trả lời được 2 ý hiệu quả: 0.75 điểm
- Trả lời được 1 ý hiệu quả thứ nhất: 0.5 điểm
- Trả lời được 1 ý hiệu quả thứ hai: 0.25 điểm.
- Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.
Câu 4 (1.0đ):
Các phần trong văn bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Phần sa-pô khái quát nội dung chính của văn bản, phần hai thông tin về cuộc đời của Valentina Tereshkova, phần ba thông tin về chuyến bay vào vũ trụ của Valentina Tereshkova và phần bốn là phần kết luận về số lượng những chuyến bay vào vũ trụ của nữ giới. Cả bốn phần đều tập trung làm sáng tỏ thông tin chính của văn bản: nói về người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ.
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm
- Trả lời tương đương như đáp án được 1/2 số ý: 0,5 - 0,75 điểm
Câu 5 (1.0đ):
Ý nghĩa của sự kiện “Valentina Tereshkova - bóng hồng đầu tiên bay vào vũ trụ”:
- Đối với ngành khoa học vũ trụ, những ghi chép về chuyến bay của bà đã đem lại những thông tin mới về vũ trụ, đưa hành trình khám phá vũ trụ lên những bước tiến mới; là động lực thúc đẩy ngành khoa học vũ trụ phát triển.
- Đối với nhân loại: Góp phần đẩy mạnh sự bình đẳng giới trong xã hội, thúc đẩy vai trò của nữ giới trong ngành khoa học vũ trụ nói riêng và các ngành khoa học nói chúng; giáo dục về sức mạnh của lòng đam mê và sự quyết tâm của con người,…
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm
- Trả lời 2 ý như đáp án nhưng còn chung chung: 0,75 điểm
- Trả lời 1 ý như đáp án: 0,5 điểm
- Trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm.
(Lưu ý: HS có thể có cách diễn đạt khác, miễn là lí giải hợp lí, thuyết phục thì vẫn cho điểm)
Câu 1 (2.0đ): Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ ý nghĩa của sự đam mê.
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn (0.25đ):
Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.25đ):
Ý nghĩa của sự đam mê.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận (0.5đ):
- Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:
+ Khi có niềm đam mê, chúng ta sẽ có sự nhiệt tình, cháy hết mình trong công việc, học tập, do đó có thể phát huy được một cách tốt nhất năng lực của mình để vươn đến thành công.
+ Nhờ có đam mê, chúng ta sẵn sàng dấn thân, vượt qua những khó khăn, trở ngại để thực hiện điều mình theo đuổi.
+ Đam mê còn là điều kiện cần thiết giúp con người biết vượt lên giới hạn của bản thân để làm nên những việc lớn lao, kì diệu.
+ Việc tìm ra niềm đam mê thực sự khiến con người cảm thấy cuộc sống này thật thú vị, ý nghĩa biết bao!
+ Những đam mê tích cực sẽ giúp con người góp phần cống hiến cho xã hội, làm cho xã hội phát triển văn minh, tốt đẹp hơn.
- Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau (0.5đ):
- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận.
- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
- Trình bày rõ quan điểm hệ thống các ý.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng.
đ. Diễn đạt (0.25đ):
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.
e. Sáng tạo (0.25đ):
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Câu 2 (4.0đ): Viết bài văn nghị luận (600 chữ) so sánh nhân vật Điền và nhân vật Hộ qua hai đoạn văn.
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài (0.25đ)
Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận văn học
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận (0.5đ):
So sánh điểm tương đồng và khác biệt của hai nhân vật Điền và Hộ trong hai đoạn trích.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết (1.0đ):
- Xác định được các ý chính của bài viết
- Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:
Bài viết cần nêu được các ý chính sau đây:
1/ Mở bài:
Dẫn dắt, khái quát điểm tương đồng và khác biệt của hai nhân vật Điền và Hộ trong hai đoạn trích.
2/ Thân bài:
b.1. Nêu ngắn gọn những hiểu biết chung về nhà văn Nam Cao và hai truyện ngắn: Giăng sáng, Đời thừa (cùng viết năm 1943, trước Cách mạng tháng Tám 1945).
b.2. So sánh hai nhân vật trong hai đoạn trích
- Điểm giống nhau:
+ Về nội dung: Cả hai nhân vật đều là những người trí thức (nhà văn), coi trọng nghề nghiệp; sống có lí tưởng và hoài bão; coi khinh những lo lắng, tủn mủn về vật chất; chấp nhận khó khăn, thử thách đề mong có được sự nghiệp mà mình mong muốn; biết sống vì người khác;... Tuy nhiên, họ lại rơi vào bi kịch: gia cảnh nghèo khó, phải làm những việc mình không mong muốn để kiếm tiền.
+ Về nghệ thuật: cả hai doạn văn đều sử dụng kết hợp phương thức tự sự với biểu cảm, đều sử dụng điềm nhìn toàn tri (ngôi kể thứ ba), nhập vai vào nhân vật, với hình thức ngôn ngữ nửa trực tiếp, tập trung khắc hoạ bối cảnh và những nghĩ suy, dằn vặt của nhân vật.
- Điểm khác nhau:
+ Nhân vật Điền: Không kiếm được đồng nào nhờ Việc viết lách trong khi vẫn phải ăn, nhà Điền thì nghèo kiết xác và lục đục; không dám theo đuổi sự nghiệp để kiếm tiền lo cho gia đình; tự nhận thấy mình ích kỉ trong mối quan hệ với người thân.
+ Nhân vật Hộ: Có cả một gia đình phải chăm lo, tốn nhiều thì giờ vào những bận rộn tẹp nhẹp, vô nghĩa lí nhưng không thể không nghĩ tới; phải viết văn, viết báo một cách cẩu thả để kiếm tiền (khác với sự thận trọng trước kia); tự thấy mình là một kẻ khốn nạn trong nghề nghiệp.
b.3. Đánh giá
Thông qua hai nhân vật, Nam Cao khái quát được đặc điểm tiêu biểu của người trí thức và bi kịch của họ trong xã hội cũ: có phẩm chất và lí tưởng cao đẹp nhưng bị "cuộc sống áo cơm ghì sát đất”, rơi vào bi kịch và bị tha hoá. Qua hai nhân vật, nhà văn thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của mình. Thể hiện tài năng của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng, khắc hoạ hình tượng nhân vật người trí thức trong xã hội cũ.
3/ Kết bài:
Nêu ấn tượng sâu đậm về hai nhân vật hoặc về tư tưởng của nhà văn thể hiện qua việc khắc hoạ hai nhân vật. Cũng có thể nêu những băn khoăn, trăn trở của bản thân được gợi ra từ đặc điểm của các nhân vật này.
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau (1.5đ):
- Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ điểm giống và điểm khác của hai nhân vật
- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng.
Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
đ. Diễn đạt (0.25đ):
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.
e. Sáng tạo (0.5đ):
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.