Câu 1: Dấu hiệu :
- Sự kiện lịch sử đã xảy ra : Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng
- Có thời gian : Từ ngày mùng 6 đến ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch
- Địa điểm cụ thể: Tại Khu Di tích Đền Hùng.
Câu 2:
Yếu tố ngôn ngữ: miêu tả, tự sự và thuyết minh
Yếu tố phi ngôn ngữ
Câu 3:
- Nhan đề: Giới thiệu tóm tắt thông tin chính của văn bản
- Đề mục: Cung cấp thông tin chính của từng phần trong văn bản giúp người đọc hình dung về bố cục của văn bản và cách triển khai thông tin trong văn bản, từ đó người đọc dễ theo dõi văn bản.
Câu 4:
- Mối liên hệ các mục 1, 2, 3 với thông tin chính của văn bản: Các mục 1,2, 3 được sắp xếp logic, bổ sung cho nhau giúp cho người đọc hiểu rõ nội dung của Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng được tổ chức long trọng thiêng liêng từ đó thể hiện niềm từ hào về truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.
Câu 5:
- Quan điểm:
+ Khách quan, chính xác thông tin.
+ Thể hiện được lập trường nhân văn, bày tỏ được niềm tự hào, kính trọng về ngày Giỗ Tổ và Lễ hội Đền Hùng, thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn”
+ Đồng tình, giải thích phù hợp với quan điểm, thể hiện lập trường tư tưởng có đạo đức, không trái pháp luật....
Dàn ý chi tiết
Câu 1 (2.0đ): Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) Viết đoạn nghị luận xã hội bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về câu nói: “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”.
1/ Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận – Ý kiến/ câu nói cần bàn.
* Cách 1: Nêu trực tiếp vấn đề nghị luận (Trích nguyên văn ý kiến): “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”.
* Cách 2: Dẫn dắt ngắn gọn từ những vấn đề liên quan và giới thiệu A (ý kiến nhận định cần bàn luận): "Ý chí là chìa khoá để con người đi đến thành công bởi 'Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường'".
2/ Thân đoạn: Lí giải, làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
* Giải thích: Giải thích ngắn gọn, xác định nội dung thông điệp được truyền tải trong A:
"Câu nói muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng: trong cuộc sống có vô vàn những khó khăn, thách thức đang đón chờ chúng ta ở phía trước nhưng nếu chúng ta có ý chí, nghị lực thì chắc chắn chúng ta đều sẽ tìm thấy con đường dẫn đến thành công."
* Bàn luận: (Tại sao đúng?/ tại sao sai?) 🡪 Chứng minh bằng dẫn chứng, cụ thể:
- Nếu thông điệp được truyền tải trong A đúng: Cần chỉ rõ ý nghĩa, lợi ích nếu làm theo thông điệp đó:
"Trước hết, chúng ta đều biết rằng, con đường dẫn đến thành công và hạnh phúc không hề bằng phẳng và trái lại, có đầy những chông gai thử thách. Để có thể vượt qua khó khăn, thử thách ấy, chúng ta cần có ý chí. Ý chí sẽ giúp chúng ta có nghị lực kiên cường, lòng quyết tâm sắt đá, lòng dũng cảm để đạp đổ mọi khó khăn thử thách ấy. Hơn nữa, không phải lúc nào, chúng ta cũng có thể quật đổ những gian nan, thách thức kia. Đôi khi, chúng ta sẽ vấp ngã và thất bại. Đó có thể là những cú vấp ngã rất đau đớn nhưng đừng vội bỏ cuộc. Hãy nghỉ ngơi, dừng chân, từ từ nhen nhóm ngọn lửa của ý chí, đứng dậy, và tiếp tục vững vước tiếp. Mỗi một lần chúng ta can đảm đối mặt với khó khăn thử thách là một lần chúng ta lại được tôi luyện bản thân mình. Từ đó, chúng ta học hỏi được nhiều kinh nghiệm sống để có thể giải quyết khó khăn một cách dễ dàng hơn. Như vậy, chúng ta đều thấy rằng: ý chí có vai trò quan trọng trong cuộc sống. Ý chí giúp chúng ta vượt qua khó khăn, chinh phục thử thách; ý chí là chìa khóa để mở ta con đường thành công. Nếu thiếu đi ý chí tức là chúng ta đã chịu đầu hàng trước khó khăn thử thách, mặc cảm cho số phận quyết định bản thân mình. Dần dần, chúng ta sẽ bị rơi vào thất bạn.
Trong cuộc sống, đã có rất nhiều tấm gương vượt qua nghịch cảnh, khó khăn nhờ vào ý chí, nghị lực. Điển hình trong số đó, phải kể đến Nick Vuijc, nhà soạn nhạc đại tài: Ludwig Van Beethoven,..."
- Phản biện: Phê phán lối sống ngược lại với quan điểm:
"Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay, có ít người nhận thức rõ về diều này. Bên cạnh những con người sống có ý chí, nghị lực, chị khó tôi rèn bản thân mình trong khó khăn thách thức thì lại có những con người sống thiếu ý chí. Họ mới chỉ vấp phải một chút thất bại mà đã bỏ cuộc, để mặc cho số phận quyết định. Đó là kiểu sống tầm thường, vô giá trị và không có ý nghĩa."
- Mở rộng vấn đề:
"Cần nói thêm rằng, muốn thành công, chúng ta cũng cần có hoài bão, ước mơ, lí tưởng sống. Thêm nữa, chúng ta cũng cần trau dồi vốn kiến thức, vốn sống, tích lũy kinh nghiệm sống từ người khác, học hỏi người khác. Khi chúng ta có được những kĩ năng sống cần thiết như vậy, cùng với ngọn lửa của ý chí, nghị lực, chắc chắn chúng ta đều có thể đạt được thành công."
* Bài học nhận thức, hành động: Khẳng định ý nghĩa thông điệp được truyền tải, rút ra bài học nhận thức và hành động – Cần xem đây là bài học/ cẩm nang sống quý giá trong hành trang cuộc đời:
"Câu nói thực sự đã trở thành một triết lí sống, một kim chỉ nam để dẫn lối cho ta trên đường đời."
3/ Kết đoạn: Khái quát vấn đề/ hướng mọi người cùng nhận thức, hành động đúng:
"Không có sự vinh quang nào đến với bạn nếu không có sự phấn đấu gian khổ của bản thân. Hãy luôn rèn cho mình một ý chí để tiếp thêm sức mạnh cho ta vượt qua tất cả những chông gai ấy."
Câu 2 (4.0đ): Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) so sánh 2 văn bản trên để làm nổi bật những dòng nước mắt của hai đoạn trích trên.
1/ Mở bài:
Kim Lân là tác giả tiêu biểu của dòng văn học hiện thực gắn liền với đề tài nông thôn và nông dân, với lối viết dung dị, mộc mạc. Một trong những biệt tài của ông là khả năng phân tích tâm lí bậc thầy. Đoạn văn “Bà lão.. khát này không” là nét tâm lí tủi buồn của bà trong tác phẩm “Vợ nhặt” trước tình huống con trai "nhặt" vợ.
Nguyễn Minh Châu được mệnh danh là một trong những cây bút “tinh anh và tài năng” bậc nhất của nền văn nghệ mới. Tác phẩm của ông thể hiện cái nhìn cuộc sống đa chiều, giàu trải nghiệm. Đoạn văn là tâm trạng đau khổ của người đàn bà hàng chài khi không thể tiếp tục giấu diếm đứa con về những nỗi bất hạnh trong gia đình.
2/ Thân bài:
Vai trò của chi tiết trong tác phẩm văn học: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Những tác phẩm thành công bao giờ cũng xây dựng được những chi tiết đặc sắc.
a. Luận điểm 1: Cảm nhận, phân tích các đối tượng
a1. Cảm nhận, phân tích các đối tượng so sánh thứ 1
Đoạn văn 1 miêu tả nét tâm trạng tủi buồn, xót xa của cụ Tứ trước tình huống oái oăm khi anh cu Tràng bỗng dưng có vợ. Phần vì tủi cho mình đã không thể cưới vợ cho con như “ người ta”, phần vì thương và lo cho con khi cái đói đang tràn lan ghê gớm. Những dòng nước mắt hiếm hoi của người mẹ già thể hiện xúc động tâm trạng ấy. Giọng điệu chậm rãi kết hợp với thán từ “chao ôi” và "đâu” càng tô đậm sự xót xa vì cảm nhận sâu sắc thương tổn đứa con.
a2. Cảm nhận, phân tích các đối tượng so sánh thứ 2
Đoạn văn 2: Hình ảnh Phác lầm lì và alo vào đánh bố để bênh mẹ đã khiến người đàn bà vô cùng đau khổ. Tấn bi kịch gia đình bấy lâu nay bà cố tình che giấu giờ đã bị phơi bày. Người đàn bà không hề khóc lóc trước những trận đòn của chồng giờ đã “rỏ xuống những dòng nước mắt”.
b. Luận điểm 2: So sánh các đối tượng
b1. Nét tương đồng (Giống nhau)
- Nội dung:
+ Đều là dòng nước mắt của những người mẹ trong hoàn cảnh nghèo đói, khốn khổ.
+ Đều là “giọt châu của loài người”, thể hiện đức hi sinh và lòng vị tha của người phụ nữ.
+ Thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm, sự đồng cảm của nhà văn với những đau khổ của con người, đặc biệt là những đau khổ của người phụ nữ.
+ Với người đọc, nó góp phần thanh lọc tâm hồn con người, thêm trân trọng những vẻ đẹp tâm hồn đáng quý. Chi tiết “dòng nước mắt” cũng là một trong những chi tiết nghệ thuật thường được các nhà văn sử dụng để khắc họa tâm trạng nhân vật.
- Nghệ thuật: Bút pháp miêu tả tâm lí tinh tế, tài tình.
b2. Nét khác biệt
- Nội dung:
+ Dòng nước mắt của cụ Tứ gắn với tình huống anh cu Tràng “ nhặt” được vợ. Nó vừa thể hiện sự ai oán, xót thường cho con trai và con dâu trong nghịch cảnh éo le, vừa là sự tủi phận cho mình đã không thể “dựng vợ gả chồng” cho con như “người ta”
+ Dòng nước mắt của người đàn bà hàng chài “rỏ xuống” sau khi đứa con đánh bố để bênh vực mẹ, bi kịch gia đình đã phơi bày trước một người lạ “ Phùng” và đặc biệt là trước đứa con. Bà khóc vì đau đớn và nhục nhã khi không thể tiếp tục che giấu sự bất hành của gia đình, nhất là nỗi đau khi cảm nhận được sự tổn thương quá lớn trong tâm hồn của thằng Phác
- Nghệ thuật:
+ Câu chữ của Kim Lân mộc mạc, giản di, miêu tả trực tiếp tâm trạng nhân vật. Thán từ “chao ôi” như tiếng thở dài, dấu “…” gợi ánh nhìn xa xăm, lo âu.
+ Nguyễn Minh Châu sử dụng hình ảnh so sánh ví von để miêu tả nỗi đau người mẹ. Hình ảnh “viên đạn” và cách nói “bắn vào”, “xuyên qua” đã miêu tả nỗi đau tinh thần của người mẹ như có hình xác, sinh động.
c. Luận điểm 3: Lí giải sự tương đồng, khác biệt giữa hai đối tượng.
Sự giống nhau của hai tác giả xuất phát từ tấm lòng nhân ái của những cây bút lớn trong nền văn học. Thật vậy, những nhà văn luôn nặng lòng với số phận con người đặc biệt là người lương thiện, người mẹ giàu lòng thương con, hơn hết là những con người “không có ai để bênh vực “Nguyễn Minh Châu”.
(Lưu ý: Dựa vào bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng xuất hiện; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp thể loại của từng thời kì văn học...)
3/ Kết bài:
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.
- Có thể rút ra ý kiến cá nhân về vấn đề.