Câu 1 (2.0 điểm): Nghị luận xã hội
- Giải thích: Trải nghiệm là con người tự mình trải qua để có được hiểu biết, kinh nghiệm trong cuộc sống.
- Bàn luận: Con người cần phải có những trải nghiệm, vì:
+ Chỉ có thể trực tiếp trải nghiệm, con người mới có sự hiểu biết và kinh nghiệm thực tế. Từ đó, con người sẽ trưởng thành về cách ứng xử, cách nghĩ, cách làm...
+ Trải nghiệm cũng là cách để con người rèn luyện ý chí, biết cách để đối mặt với những thử thách, khó khăn.
+ Chỉ có thể trải nghiệm mới giúp cho con người có những bài học, những kinh nghiệm để tránh những sai lầm, vấp ngã trong cuộc sống.
- Bài học nhận thức và hành động
+ Ý thức được những giá trị của sự trải nghiệm, con người nên có những tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm.
+ Những người sống thiếu sự trải nghiệm có cuộc sống nghèo nàn, “không dám bước ra thế giới bên ngoài”, thiếu những kiến thức thực tế, gặp khó khăn sẽ không biết cách giải quyết...
Câu 2 (2.0 điểm): Nghị luận văn học
DÀN Ý CHI TIẾT
1/ Mở bài:
- Chiến tranh không có khuôn mặt phụ nữ là tác phẩm của Svetlana Alexievich - chủ nhân Nobel Văn học 2015. Chiến tranh khi mang khuôn mặt phụ nữ sẽ không chỉ là sự bỡ ngỡ với mùi thuốc súng, là nỗi lo sợ khi đối diện chết chóc mà còn là những chuyện bản năng đàn bà. Phần con gái của họ bị dẹp bỏ từ những điều sơ đẳng nhất, để khoác lên mình những bộ quân phục đàn ông, mang súng, cắt đi búi tóc dài…
- Giới thiệu khái quát:
+ Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê): truyện kể về ba nhân vật nữ thanh niên xung phong - làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Họ gồm có Nho, Thao và Phương Định - người kể chuyện. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc hết sức nguy hiểm nhưng cả ba cô gái vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ.
+ Người còn sót lại của rừng cười (Võ Thị Hảo): câu chuyện về năm cô gái thanh niên xung phong có nhiệm vụ canh giữ một kho quân nhu náu mình dưới tán cây rừng Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Họ rất có ý thức giữ gìn vẻ đẹp nữ tính của mình nhưng rừng và dòng nước khe màu xanh đen đã vặt trụi tóc của họ. Thảo là cô gái đến nhận nhiệm vụ ở kho sau cùng. Năm cô gái cùng mơ ước về một tình yêu hạnh phúc và họ thấm thía nỗi cô đơn. Bốn cô gái bị mắc bệnh cười, Thảo là cô gái duy nhất không bị mắc chứng đáng sợ giống những người đồng đội. Trong một lần địch đến tập kích, bốn cô gái thanh niên xung phong đã hy sinh. Thảo là cô gái duy nhất còn sống sót.
-> Cả hai hai tác phẩm đều viết về những cô gái thanh niên xung phong ở chiến trường Trường Sơn thời kháng chiến chống Mỹ. Các cô đã dũng cảm chiến đấu và trong số đó có những người đã nằm lại chiến trường khói lửa.
2/ Thân bài:
a. Luận điểm 1:
a1. Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)
- Ba cô gái thanh niên xung phong Thao, Phương Định, Nho làm ở tổ trinh sát mặt đường. Họ sống trên một cao điểm giữa vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung bom đạn nguy hiểm. Công việc của họ phải chạy trên cao điểm cả ngày, phơi mình giữa vùng trọng điểm bắn phá của máy bay địch, sau mỗi trận bom phải đo khối lượng đất đá, đánh dấu bom chưa nổ, phá bom.
- Họ đều là những cô gái thanh niên xung có những phẩm chất cao đẹp như tinh thần trách nhiệm cao với công việc, dũng cảm, gan dạ, sẵn sàng nhận nhiệm vụ, dám đối mặt với cái chết mà không nao núng dù nhiều lần họ bị bom vùi và làm bị thương. Họ luôn bình tĩnh, chủ động trong lúc làm nhiệm vụ và lạc quan luôn nghĩ về tương lai.
- Họ có tinh thần đồng đội gắn bó, thân thiết điều đó được thể hiện ở tính tình, sự quan tâm chăm sóc chu đáo khi đồng đội bị thương.
a2. Người còn sót lại của rừng cười (Võ Thị Hảo)
- Năm cô gái cũng là những thanh niên xung phong ở núi rừng Trường Sơn thời chống Mỹ. Họ đên với chiến trường với tuổi đời con rất trẻ, đang tuổi xuân phơi phới. Vì tình yêu của Tổ quốc, họ đã dâng hiến tuổi thanh xuân đẹp nhất cuả đời mình. Nhiệm vụ của các nữ thanh niên xung phong là canh giữ kho quân nhu. Các cô gái nhiều khát khao và ước vọng của tuổi trẻ. Họ luôn khao khát tình yêu khi ở giữa rừng già thăm thẳm. Nhưng qua một thời gian các cô đã mắc một căn bệnh quái đản, bệnh cười. Tiếng cười sằng sặc, man dại vang cả góc rừng. Bệnh lây lan từ người này sang người khác, bốn cô gái đều bị mắc bệnh, chỉ có Thảo đến sau là chưa mắc bệnh.
- Những cô gái nhỏ bé nhưng dũng cảm và kiên định, họ đã chiến đấu đến cùng, không phải với vũ khí, mà với nỗi đau và cô đơn. Hysteria không chỉ làm tổn thương cơ thể mà còn làm suy yếu tinh thần của những cô gái trẻ. Rừng cười trong tác phẩm mà Võ Thị Hảo viết ra, có thể chỉ là rừng của những người điên và tan tác trong đau thương của chiến tranh. Hình ảnh của phụ nữ trong chiến tranh luôn chứa đựng nhiều cảm xúc. Họ không chỉ trải qua những thảm kịch của cuộc chiến, mà còn chứng kiến một thế giới bi thương và đau đớn. Các cô đã hy sinh “Thắm và ba đồng đội của cô đã chết trong những tư thế khác nhau. Một lưỡi dao cay đã đâm thủng bên ngực của Thắm (...) Giờ đây Thảo chỉ còn biết vùi xác các đồng đội xuống huyệt, rồi rải lệ bốn thi thể con gái ra trên một tấm lá dày, rồi lấp đất. Cô trồng bốn cây lăng nhỏ trên mộ, rồi đổ nước từ bình đông lên tưới cho cây. Mặt đất khô khan kêu “xèo” một tiếng, hơi ẩm ướt bốc lên xung quanh chân Thảo.”
b. Luận điểm 2: So sánh hai tác phẩm
b1. Điểm tương đồng
- Cả hai tác phẩm đều viết về đề tài chiến tranh, cuộc kháng chiến chống Mỹ ở chiến trường Trường Sơn. Nhân vật trung tâm của hai tác phẩm là các nữ thanh niên xung phong. Họ là những cô gái tuổi đời còn rất trẻ, cuộc chiến tranh nổ ra họ đã giã từ quê hương lên đường đánh giặc. Họ đã dâng hiến tuổi thanh xuân cuộc đời cho mình cho đất nước. Họ sống có lý tưởng, có niềm tin và tình yêu Tổ quốc.
- Các cô gái thanh niên xung phong là cô gái hồn nhiên mơ mộng, lạc quan yêu đời. Họ có những khao khát tuổi trẻ, khát khao tình yêu, hạnh phúc. Họ mơ ước về một cuộc sống hòa bình, một đất nước độc lập.
- Cuộc chiến tranh quá tàn khốc, các nữa thanh niên xung phong phải đói mặt với biết bao hiểm nguy. Cái chết có thể đến với họ bất cứ lúc nào. Nhưng họ vẫn vững vàng, kiên định.
- Cả hai tác giả sử dụng bút pháp hiện thực để miêu tả cuộc chiến tranh chống Mỹ và khắc họa nhân vật.
b2. Điểm khác biệt:
Đều viết về những nữ thanh niên xung phong nhưng ở hai tác phẩm có những nét khác biệt:
- Dù cuộc chiến có tàn khốc đến thế nào nhưng những nữ thanh niên xung phong trong Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê vẫn giữ được nét hồn nhiên, mơ mộng. Họ thích hát, thích cười, thích ăn ngọt, thích thêu thùa. Họ vui như trẻ thơ khi bất chợt một cơn mưa đá kéo qua.
- Còn những cô gái trong Người còn sót lại của rừng cười của Võ Thị Hảo sau một thời gian canh giữ kho quân nhu trong rừng sâu một thời gian từ bốn cô gái trẻ măng, xuân thì giờ đây hình hài vóc tiều tụy, xác xơ, mái tóc đen mượt giờ chỉ còn là một dúm xơ xác. Dòng nước khe màu xanh đen thớ lợ đã dần dà vặt trụi tóc của họ. Không những thế họ còn mắc một căn bệnh khủng khiếp, đó là bệnh cười. Có những lúc các cô vừa cười vừa khóc, tay dứt tóc, và xé quần áo. Còn một cô khác trẻ hơn đang chạy tới chạy lui ôm đầu tuyệt vọng. Cô chưa bị lây, nhưng với cung cách này, chẳng bao lâu, cô ta sẽ cũng không thoát khỏi. Chiến tranh, rừng thiêng nước độc, những ám ảnh tâm lý… đã thực sự hủy hoại những cô gái thanh niên xung phong.
- Những nữ thanh niên xung phong trong Những ngôi sao xa xôi đã băng mình trong lửa đạn để làm nhiệm vụ. Họ chạy trên cao điểm cả ban ngày, có khi bị bom vùi . Họ dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt. Trong những lần làm nhiệm vụ họ. Có một lần, hầm sập, Nho đã bị thương, chị được chị Thao và Phương Định chăm sóc may mắn là không nguy hiểm đến tính mạng.
- Còn bốn nữ thanh niên xung phong trong Người còn sót lại của rừng cười không còn ai sống sót trong một đợt tập kích của kẻ thù. Chưa kịp đi thì địch đã đưa cả một đại đội đến đánh chiếm chòi và năm cô gái nhỏ. Lúc đó, Thảo đang bị sốt mê man - những trận sốt rét nhập môn cho người ở rừng. Bốn chị kia đã dìu Thảo đi giấu ở một hốc cây kín đáo rồi về cầm súng. Bốn cô gái không chống chọi nổi đã dành những viên đạn cuối cùng cho mình để tránh ô nhục… Thắm và ba đồng đội của cô đã chết trong những tư thế rất khác nhau. Một lưỡi lê cay cú đã đâm nát một bên ngực của Thắm. Người còn sót lại của rừng cười là Thảo, giờ đây Thảo chỉ còn mỗi cách vần các đồng đội của mình xuống huyệt, rải lên bốn thi thể con gái một thảm lá thật dày, rồi lấp đất. Các cô đã hy, những sự hy sinh đó làm đau thắt lòng người.
c. Luận điểm 3: Lí giải sự tương đồng và khác biệt
- Đề tài của hai tác phẩm lựa chọn đều là viết về chiến tranh, đối tượng phản ánh là những nữ thanh niên xung phong thời đánh Mỹ ở chiến trường Trường Sơn. Cả hai nhà văn đều có cách tiếp cận rất hiện thực về cuộc chiến tranh. Những hiểm nguy, tàn khốc được miêu tả hết sức chân thực. Qua đó, Lê Minh Khuê và Võ Thị Hảo ngợi ca những con người hy sinh cho Tổ quốc và lên án tội ác của chiến tranh.
- Nhưng cái nhìn về thân phận ở con người trong chiến tranh ở hai tác phẩm có những điểm khác nhau:
+ Ở Những ngôi sao xa xôi, cảm hứng của Lê Minh Khuê là ngợi ca những nữ thanh niên kiên cường, dũng cảm. Họ sống và chiến đấu hết mình cho lý tưởng, cho ngày độc lập, hòa bình cho Tổ quốc.
+ Ở Người còn sót lại của rừng cười, Võ Thị Hảo thấy sự hủy diệt của chiến tranh đối với con người. Chiến tranh thực sự khủng khiếp, con người không chỉ bị hủy diệt bởi bom đạn và sự giết chóc, mà sự cô đơn thăm thẳm ở rừng già Trường Sơn đã giết mòn những cô gái trẻ. Nhà văn không né tránh hiện thực kinh hoàng của cuộc chiến, đó là cách tiếp cận mới mẻ của Võ Thị Hảo về chiến tranh.
+ Nguyên nhân nào dẫn đến sự khác nhau ở hai tác phẩm: xuất phát từ sự chi phối của các giai đoạn văn học. Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê sáng tác trong giai đoạn 1945 - 1975, đó là giai đoạn văn học sáng tác theo khuynh hướng sử thi, thiên về ngợi ca con người và đất nước, hạn chế nói về sự hy sinh, mất mát. Trong khi đó, Người còn sót lại của rừng cười của Võ Thị Hảo được sáng tác năm 1991, thời kỳ hậu chiến. Cách tiếp cận hiện thực của nữ nhà văn thực sự trần trụi và gai góc, nên nhà văn đã mạnh dạn nhìn thẳng vào hiện thực, phản ảnh chân thực những đau thương do chiến tranh gây ra.
+ Cả hai tác phẩm có sức hấp dẫn đặc biệt đối với người đọc ở văn phong, lối kể chuyện và đặc biệt là nghệ thuật khắc họa nhân vật.
3/ Kết bài
- Cả hai đều là những sáng tác tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Hai tác phẩm đều viết về chiến tranh nhưng sự khám phá ở hai nhà văn có những nét riêng độc đáo.
- Những sáng tác văn học có giá trị sẽ vượt qua được sự đào thải khắc nghiệt của quy luật tiếp nhận. Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê và Người còn sót lại của rừng cười sẽ là những di sản nghệ thuật của nền văn học Việt Nam.