Đề ôn luyện số 1

I. ĐỌC (4.0 điểm):

Đọc đoạn trích:

…(1) ta đi tìm kí ức qua hơi thở 
và chính ta qua kẽ hở thời gian
sợ xót xa xô ta ngã bàng hoàng
nên muốn lắm mà cứ lần lừa mãi

(2) đứng lên đi, cho kịp mùa để hái
những yêu thương sai quả nở trên cành
mùa mơ non nở rợp khoảng trời xanh
đừng ngần ngại những mong manh cử bước

(3) đâu biết được điều gì chờ phía trước
cứ đi thôi, sợ hãi để sau đầu
cứ kệ mình sẽ đến được nơi đâu
cứ dũng cảm chọn bắt đầu và cố

(4) tuổi trẻ mà,
đừng bao giờ sợ lỗ
đủ tháng năm cho ta lại bắt đầu.

(Trích 24, Đi vòng thế giới vẫn quanh một người, Lam, NXB Phụ nữ Việt Nam, 2002, tr. 107-108)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên.

Câu 2. Trong khổ thơ thứ hai, tác giả đã chỉ ra những biểu hiện nào của cuộc sống tươi đẹp đã thúc dục ta “đứng lên đi”?

Câu 3. Anh/chị hãy nêu tác dụng của phép điệp được sử dụng trong khổ thơ thứ ba.

Câu 4. Anh/chị rút ra được bài học ý nghĩa gì từ những câu thơ sau:

tuổi trẻ mà
đừng bao giờ sợ lỗ
đi tháng năm cho ta lại bắt đầu.


I. VIẾT (6.0 điểm):

Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về những điều cần làm để có thể bước ra khỏi “vùng an toàn” của bản thân.

Câu 2 (4.0 điểm) Trình bày cảm nhận của anh/chị về hình tượng Sông Đà trong đoạn trích sau. Từ đó nhận xét cái nhìn độc đáo của Nguyễn Tuân khi miêu tả Sông Đà.

[…] Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín dỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ. 

(Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, SGK Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.191)


(*) Tham khảo Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An

I. ĐỌC (4.0 điểm):

Câu 1:

Câu 2:

Câu 3:

Câu 4:

I. VIẾT (6.0 điểm):

Câu 1:

Câu 2:

Kết quả

Bài làm của bạn

Lời giải gợi ý

I. Đọc

II. Viết

I. Đọc

Câu 1: HELLO BRO
Câu 2: HELLO BRO
Câu 3: HELLO BRO
Câu 4: HELLO BRO

II. Viết

Câu 1: HELLO BRO:
- Đầu tiên, đây là điều không thể chấp nhận được -Thứ hai, đây hoàn toàn không phải là điều nên được chấp nhận.
Câu 2: HELLO BRO

Xác nhận thoát?

Do Chạm Văn chưa cập nhật tính năng lưu lịch sử làm bài, bài viết của bạn có thể bị xóa.

Tip: Dùng chuột kéo góc dưới bên phải của ô trả lời sẽ "kéo dài" ô đó, giúp bạn dễ nhìn bài viết hơn.